5 gợi ý kinh nghiệm ứng xử khi bị sếp khiển trách

5 gợi ý kinh nghiệm ứng xử khi bị sếp khiển trách
Chắc chắn trong môi trường làm việc, sẽ có không ít lần bạn bị sếp khiển trách. Đó là điều hiển nhiên. Bởi lẽ dù cho bạn là ai, có thâm niên làm việc, trình độ kinh nghiệm cao thấp như thế nào, cũng rất khó đạt được sự hài lòng hoàn toàn của cấp trên. Vậy, những kinh nghiệm ứng xử khi đi làm nào bạn cần biết để nhắc nhở bản thân? Nhỡ chẳng may bị sếp khiển trách thì phải có kinh nghiệm ứng xử như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra cách giải quyết ổn thỏa nhé!

Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói Phú Yên
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở Phú Yên
Khóa học kế toán thực hành cho chủ doanh nghiệp
Gói dịch vụ tư vấn thuế hữu ích cho doanh nghiệp
Gợi ý kinh nghiệm ứng xử khi bị sếp khiển trách
Kinh nghiệm ứng xử: Giữ nhịp thở đều đặn
Một trong những kinh nghiệm ứng xử khi đi làm, chắc chắn ai cũng biết đến đó là phải giữ bình tĩnh, duy trì nhịp thở đều đặn. Mặc dù khi bị sếp khiển trách, bạn vẫn chưa tin rằng mình đã làm sai điều gì. Cho nên, dễ “giận quá mất khôn” và đưa ra những lời nói, hành động thiếu suy nghĩ, bốc đồng. Tất nhiên, hành động cãi lại sếp thì chẳng đem lại lợi ích gì cho bản thân được đâu đúng không nè.


Vì thế, nếu gặp phải trường hợp bị sếp mắng, dù muốn hay không thì hãy cố gắng duy trì nhịp thở đều đặn. Theo khoa học chứng minh, nhịp thở tác động rất lớn đến tâm trạng.
Kinh nghiệm ứng xử hoàn hảo nhất trong môi trường làm việc là bạn nên cố gắng giữ cho mình một cái đầu điềm tĩnh. Lắng nghe tất cả những lời phê bình của sếp và gật đầu tiếp thu. Nếu nhận ra mình đã có sai sót ở đâu và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức nào, đừng quên đưa ra lời xin lỗi thật chân thành.
Kinh nghiệm ứng xử: tự kiểm điểm lại bản thân
Trước khi đổ lỗi hay phân bua giải thích ai đúng, ai sai thì ở môi trường làm việc, bạn phải tuân thủ theo nguyên tắc. Sau khi nhận được lời khiển trách, phê bình từ sếp, bạn hãy tự kiểm điểm lại bản thân mình.
+ Trường hợp sếp sai: Hiển nhiên bạn chẳng thể tự đắc, mà cần nhanh chóng sắp xếp buổi hẹn gặp sếp để trình bày chính kiến. Dù cho phần đúng mười mươi thuộc về bạn, nhưng chỉ cần một cách nói hay hành động sơ suất thì sẽ khiến sự việc trầm trọng hơn. Theo kinh nghiệm ứng xử, bạn nên giữ thái độ nhã nhặn, sẵn sàng nhận phần sai về mình. Và tất nhiên, sau này sếp cũng sẽ xem xét kỹ hơn trước khi phê bình ai đó.


+ Trường hợp bạn sai: Thực tế có không ít bạn khi làm sai trong công việc thường tỏ ra cuống cuồng hoặc tìm cách che giấu. Tuy nhiên, kinh nghiệm ứng xử được xem như “liều thuốc vàng” dành cho bạn là đừng nên lo lắng gì cả. Bởi sai lầm trong công việc chẳng ai có thể tránh khỏi. Nếu bạn đã biết nguồn cơn làm sếp phê bình mình là ở đâu, việc ứng xử đầu tiên là hãy dũng cảm đối mặt. Biết cách tiếp thu ý kiến của người khác để cải thiện bản thân cũng là một trong những bài học rất đáng giá. Đồng thời, bạn phải có thái độ cầu tiến hơn trong công việc. Không thể vì nghe những lời khiển trách ấy mà nảy sinh suy nghĩ tiêu cực như: ám ảnh, buồn chán, muốn bỏ việc,…
Kinh nghiệm ứng xử: Lên phương án giải quyết
Bước kế tiếp thể hiện kinh nghiệm ứng xử nơi làm việc khi bị sếp khiển trách rất quan trọng. Đó là hãy tìm ra phương án giải quyết ngay tình hình căng thẳng này.
Sau khi bị mắng, tâm lý chung chắc chắn bạn sẽ cảm thấy buồn bã, ủ dột và chán nản, thiếu tập trung. Việc cần làm lúc này là tạm thời “pause” tất cả công việc lại, để tránh “sai lầm nối tiếp sai lầm”. Bạn hãy tìm cách thả lỏng bản thân. Đập tan cơn stress trong môi trường làm việc bằng một bữa ăn ngon ưa thích. Hoặc dành 10 phút nghe nhạc, chơi game, xem phim để thư giãn. Bí bách quá thì xách xe dạo quanh phố một vòng rồi trở lại văn phòng làm việc. Bạn sẽ không ngờ những hành động nhỏ này lại giúp bạn giải quyết căng thẳng hữu hiệu như thế nào đâu.
Tham khảo thêm:
Một vài cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh
Cách viết hóa đơn chiết khấu thanh toán thương mại
Kinh nghiệm ứng xử: Không nên mãi ôm mặc cảm
Một thói quen khá xấu tính mà hầu như 80% chúng ta đều có. Đó là cảm giác mặc cảm, ganh ghét đến cáu bẩn chỉ vì lòng tự trọng bị tổn thương khi bị người khác phê bình. Tuy nhiên, đây là một thái độ rất tiêu cực, đặc biệt là đối với cấp trên. Những người được xem như “cầm cân nảy mực” cho bước đường công danh của bạn tại đơn vị doanh nghiệp.


Bạn cần trau dồi cho mình một kinh nghiệm ứng xử thật văn minh nơi công sở. Hãy cố gắng gạt bỏ mọi tự ái cá nhân. Thay vào đó là chỉnh đốn lại những sai phạm bản thân. Hạn chế đến mức tối đa việc tái phạm lỗi. Khi đó, sếp sẽ dần nhận ra được bạn là người có tác phong làm việc và kinh nghiệm ứng xử tốt ra sao.
Kinh nghiệm ứng xử: lấy công chuộc tội
Có lẽ bạn cho rằng đây là một điều khá “trẻ con”. Nhưng, sự thật là chỉ có cách “lấy công chuộc tội” bạn mới mau chóng chiếm lại sự tin tưởng của sếp mà thôi.
Dù cho bạn có nói 10 câu xin lỗi. Dù cho bạn có 10 lời hứa không tái phạm. Cũng chẳng thể hiệu quả bằng một nhiệm vụ mới, dù khó gấp bội lần mà bạn lại hoàn thành được tốt. Chẳng có lời nhận lỗi “ngọt ngào” nào bằng năng suất và kết quả trong công việc đâu nha. Rèn cho mình một kinh nghiệm ứng xử vừa văn minh, vừa thực tế. Có lẽ, đây chính là công thức giúp bạn thành công và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Trên đây chỉ là 5 tips nhỏ đưa ra lời khuyên kinh nghiệm ứng xử khi bị sếp khiển trách. Hy vọng bạn sẽ đúc kết và ghi nhớ cho mình những mẹo này để hoàn thành thật tốt công việc nhé. Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên theo dõi chúng tôi nhé!

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO TÍN VIỆT

 

Tác giả bài viết: My My
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn là www.ketoantinviet.net vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật