Kỹ năng phỏng vấn xin việc:"Đừng bao giờ nói tiền không quan trọng"

Kỹ năng phỏng vấn xin việc:"Đừng bao giờ nói tiền không quan trọng"
Chắc chắn bạn đã từng nghe không dưới một lần câu nói này khi đi phỏng vấn xin việc: “Bạn muốn nhận được mức lương bao nhiêu?”. Và mình khẳng định, có hơn 50% trả lời rằng: “Tiền không quan trọng, tôi làm để lấy kinh nghiệm”. Một câu hỏi tưởng chừng như rất dễ này, lại luôn lọt top những câu hỏi khó nhằn khi xin việc.
Một phút thật lòng nhé! Đa phần ứng viên khi đi phỏng vấn xin việc đều rất vui khi nghe nhà tuyển dụng đề cập đến vấn đề lương bổng. Thế nhưng, khi được hỏi về mức lương mong muốn tất cả đều trả lời “dối lòng”. Thực tế, có nhiều ứng viên, đặc biệt là người mới đi làm, ít kinh nghiệm ở vị trí ứng tuyển đều trả lời mức lương thấp hơn so với chuẩn ban đầu. Điều này cũng dễ hiểu. Vì cho dù ở đâu, nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm được nguồn nhân sự tốt, nhưng không phải trả lương quá cao.
Nhỡ đâu bạn được tuyển dụng vào vị trí ấy, nhưng vì câu nói: “Tiền không quan trọng, tôi làm để lấy kinh nghiệm”, làm cho mức lương của bạn thấp hơn hẳn một vị đồng nghiệp cùng vị trí thì sao nhỉ?
Điều này chứng tỏ thỏa thuận ban đầu khi phỏng vấn xin việc rất quan trọng. Làm sao để bạn có thể đàm phán với nhà tuyển dụng, đồng ý chi trả khoản lương xứng đáng? Câu giải đáp nằm ngay bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!
Xem thêm:
10 kinh nghiệm quý báu cho ngày đầu tiên đi làm

5 gợi ý cách ứng xử khi bị sếp khiển trách
Đừng bao giờ nói tiền không quan trọng
Có một nghịch lý khác biệt giữa người đi phỏng vấn xin việc ở Việt Nam và ở nước ngoài là về chế độ lương thưởng. Không ít ứng viên thường cố tìm cách tránh hoặc ngại trao đổi. Thậm chí, có nhiều người còn xem câu trả lời: “Lương bổng đối với tôi không quan trọng, quan trọng là tôi được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng,…” như một câu nói hay.
Tuy nhiên, WAKE UP! Bạn đi làm không cần quan tâm đến tiền lương thì đi xin việc để làm gì? Chỉ có những ứng viên còn “non”, ít kinh nghiệm mới áp dụng mà thôi nhé!
 

Hơn ai hết, những nhà tuyển dụng là người hiểu rõ sự chưa trưởng thành của bạn.  Và không mấy thiện cảm với những người “đi làm không vì tiền”. Nếu tiền không quan trọng, thì chắc gì công việc đã là quan trọng đối với bạn?
Câu trả lời này sẽ hướng người đối diện hình dung bạn thuộc 2 tuýp người: một là người không có năng lực. Hai là người không biết năng lực bản thân đến đâu để định giá.
Vì thế, dù cho bạn có tìm đến buổi phỏng vấn xin việc bằng mục đích “cao sang” hay thực tế thì hãy luôn nhớ. Đừng bỏ đi mức giá cho mình.

Không đề cập đến mức lương cũ

Nếu bạn vô tình nói ra mức lương ở công ty cũ, chắc chắn đó sẽ là cột mốc lương mà nhà tuyển dụng sẽ dùng để đàm phán với bạn. Nếu đó là mức lương cao thì không có quá nhiều vấn đề để bàn cãi, nhưng, nếu đó là mức lương thấp thì rõ ràng, người chịu thiệt chính là bạn.
Ứng viên đi phỏng vấn xin việc cần phải xác định một chuyện. Khi đổi sang làm công việc khác, đồng nghĩa với việc bạn cần được tăng lương. Nếu nhà tuyển dụng một mực muốn biết lương tại công ty cũ của bạn là bao nhiêu, thì vẫn có thể cho họ biết. Tuy nhiên, nên trình bày rõ sự khác biệt giữa vị trí công việc cũ và mới như thế nào. Đừng quên nhấn mạnh vai trò, trọng trách của công việc mới mà có thể bạn được giao đảm trách.

Hướng tới một con số cụ thể

image 20181117103614 2

Có một số công ty trong đơn xin việc, họ sẽ đề sẵn con số mức lương mong muốn. Nhưng, số khác thì không. Có nhiều nhà tuyển dụng sau vài phút trao đổi với ứng viên phỏng vấn xin việc đã định hình sẵn một con số lương. Thế nhưng, nếu bạn vôi vàng đồng ý ngay thì chắc chắn đó không phải là con số tương xứng đâu nhé.
Kinh nghiệm chia sẻ khi đi phỏng vấn xin việc, bạn nên chuẩn bị sẵn một con số lương đề xuất. Chí ít con số ấy phải đủ nuôi sống được bản thân, đáp ứng nhu cầu ăn mặc, ăn uống đi lại và cả chế độ thưởng tương thích.
Tham khảo thêm:

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Phú Yên

Một vài cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh
Cách viết hóa đơn chiết khấu thanh toán thương mại

Thỏa thuận thời gian thử việc

Thông thường, ở thời gian thử việc, bạn sẽ chỉ nhận được từ 70% - 80% mức lương thỏa thuận đạt được. Tùy vào mỗi công ty, mà thời gian thử việc kéo dài khác nhau. Song, đa phần chỉ khoảng 2 tháng.
Dẫu biết là vậy, nhưng khi phỏng vấn xin việc, bạn cần trao đổi thẳng thắn, rõ ràng về khoảng thời gian bạn phải thử việc trong bao lâu. Tránh trường hợp làm hoài, làm mãi mà vẫn không đạt tới mức lương gốc ban đầu thỏa thuận.

Thẳng thắn đề cập đến chế độ đãi ngộ, chính sách lương thưởng của công ty


Mỗi công ty có một mức chế độ đãi ngộ với nhân viên chính thức khác nhau. Khi đi phỏng vấn xin việc, nhất định bạn nên hỏi kỹ điều này, vì đó chính là quyền lợi liên quan trực tiếp đến bạn.
Có nơi sẽ xem xét tăng lương sau 1 năm. Nhưng, cũng có nơi chỉ xét tăng lương khi nhân viên có sự đề xuất với cấp trên. 
Một trong những kinh nghiệm nhỏ nhất định bạn phải quan tâm đến chính là mức lương bạn sẽ được nhận sau khi trừ mọi chi phí: bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân,… là bao nhiêu.
Có thể bạn e ngại rằng nếu trao đổi “thẳng và thật” như thế sẽ dễ gây mất lòng sếp. Bạn không muốn sếp nghĩ đến bạn chỉ chăm chăm vào mức lương? Những câu hỏi này thật sự không đáng để bạn lo ngại.
Nên nhớ, khi đi phỏng vấn xin việc, bạn có quyền đòi hỏi mức lương thích đáng với khả năng và giá trị lợi ích mà bạn sẽ đem lại cho công ty.
Trên đây là bài viết về kỹ năng phỏng vấn xin việc rất ý nghĩa. Hy vọng những thông tin trên sẽ làm tiền đề, cho bạn dắt túi thêm kinh nghiệm hữu ích đi làm nhé. Ở trên, mình chỉ đề cập đến việc thỏa thuận mức lương và xem trọng giá trị đồng tiền. Song, nếu bạn gặp trường hợp nhà tuyển dụng trả cho bạn một mức lương cao ngất thì sao?
 
Just minute! Đừng mừng vội. Mức lương quá cao so với giá trị bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc áp lực và trách nhiệm công việc sẽ nặng gấp bội lần. Hãy suy nghĩ thật kỹ, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào nhé.
Chúc các bạn tìm được công việc phù hợp và nhận được con số lương mong muốn!


 
Tác giả bài viết: My My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật