98% người nói thành công là nhờ sự cố gắng, nhưng Steve Jobs và Anh – Xtanh cho rằng TRỰC GIÁC mới quan trọng nhất

98% người nói thành công là nhờ sự cố gắng, nhưng Steve Jobs và Anh – Xtanh cho rằng TRỰC GIÁC mới quan trọng nhất
Phần lớn mọi người đều quan niệm rằng: thành công là nhờ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng. Thế nhưng, khái niệm về thành công của những thiên tài lại giúp cho bạn thay đổi cách nhìn nhận.
Anh – Xtanh, nhà khoa học vật lý, thiên tài thông minh nhất TK 20. Và Steve Jobs, nhà sáng lập quả táo khuyết làm nên “sự nghiệp Iphone” đầu TK 21 là hai người có suy nghĩ ngược lại. Đối với họ, tâm điểm mấu chốt của sự thành công đều nhờ vào trực giác, chứ không hẳn chỉ dừng ở sự nỗ lực của giọt mồ hôi.

Yếu tố trực giác làm nên thành công của bậc thiên tài

Steve Jobs

Sự thành công trong thị trường công nghệ của quả táo khuyết chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công và trực giác của Steve Jobs. Ông từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn: Trực giác có sức ảnh hưởng quan trọng hơn trí tuệ”.
Nếu từ trước đến nay, chúng ta chỉ cho rằng, trực giác là một dự báo cảm tính. Nó không đủ căn cứ hay cơ sở để ta có thể vin vào nó. Thế nhưng, trong cuốn từ điển thế giới lại định nghĩa, trực giác là năng lực phán đoán chuẩn xác và nhanh chóng nhất.
 

Trở lại với con đường thành công nhờ trực giác của Steve Jobs. Trước khi Iphone xuất hiện, người ta chỉ biết đến dòng điện thoại thông minh BlackBerry huyền thoại, sử dụng bàn phím nhiều nút và bút trỏ. Bằng cách khai sinh ra dòng điện thoại Smart phone màn hình cảm ứng. Chính Steve Jobs đã đưa hãng Apple tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sản xuất điện thoại di động.

Anh-xtanh


Nhà khoa học vật lý TK 20 Anh – Xtanh, đã từng chịu nhiều sự chỉ trích, phê bình về tư tưởng khoa học. Người ta cho rằng ông sống thiên về lý trí và trực giác, chứ không dụng đến trí tuệ. Song, sau này, chính câu nói về trực giác của Anh – Xtanh lại khiến người đời nể phục và học hỏi: “Nếu có tâm tính của trực giác thì bạn đã có món quà của thần thánh. Nếu có trí tuệ vậy thì bạn đã có đầy tớ của sự trung thực”
Vào những năm 20 của TK 20, ông đưa ra thuyết tương đối, bất chấp sự phản ứng dữ dội của khoa học truyền thống hiện thời. Tuy nhiên, ông vẫn nhất mực tin tuyệt đối vào trực giác của mình. Ông mong rằng thuyết giáo này sẽ giúp nhân loại thay đổi cách nhìn về khoa học hiện đại.
Trong kinh doanh, trực giác đóng một vai trò quan trọng nhất định. Bài viết này không khuyên bạn tin vào trực giác 100%. Thế nhưng, trong cuộc sống, đôi lúc bạn  cần nghe vào khả năng trực giác ấy. Chỉ cần bạn có niềm tin rằng mình đúng, dù cho không chỉ ra được lí do rõ ràng, bạn vẫn có thể làm theo. Trực giác là yếu tố góp phần làm nên thành công của những con người vĩ đại. Vậy, ngần ngại gì mà chúng ta không thử tin vào chính bản thân mình một lần?
                                                                                                                          Nguồn: Tổng hợp.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật