Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thanh toán theo thông tư 200

Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thanh toán theo thông tư 200
Hạch toán chiết khấu thanh toán như thế nào cho đúng. Hãy cùng kế toán Tín Việt tìm hiểu nhé

1) Chiết khấu thanh toán là gì ?

  • Khi bạn mua hàng với số lượng lớn và được giảm giá thì đó là chiết khấu thương mại. Còn
  • Nếu bạn mua hàng mà thanh toán trước thời hạn được ký kết trong hợp đồng và được bên bán giảm giá thì đó là chiết khấu thanh toán.

2) Chiết khấu thanh toán có phải xuất hóa đơn không

  • Chiết khấu thanh toán được xem là một công cụ tài chính để tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Nó không phải là hoạt động bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Do đó không cần lập hóa đơn và không cần kê khai thuế GTGT.
  • Với chiết khấu thanh toán người bán và người mua cần làm thủ tục như sau : 
                              + Hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng phải ghi rõ tỷ lệ hoặc số tiền chiết khấu thanh toán
                              + Lập chứng từ thu đối với bên được thu tiền
                              + Lập chứng từ khấu trừ vào thanh toán 2 bên Nên khi phát sinh 2 bên không cần lập hóa đơn và không phải kê.

3) Khoản chi chiết khấu thanh toán được tính vào chi phí để tính thuế TNDN như thế nào?

  • Từ ngày 02 tháng 08 năm 2014 khoản chiết khấu thanh toán không bị khống chế 15% tổng số chi được trừ nữa. 
  • Nếu phát sinh chiết khấu thanh toán cho khách hàng thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mà không bị khống chế như trước đây.

4) Chiết khấu thanh toán cho cá nhân phải tính thuế TNCN như thế nào

  • Nếu doanh nghiệp thực hiện chi trả chiết khấu thanh toán cho cá nhân thì doanh phải khấu trừ 1% tiền thuế trên số tiền chiết khấu thanh toán cá nhân được nhận và doanh nghiệp tiến hành kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân.

5) Hạch toán kế toán chiết khấu thanh toán

5.1. Tại bên chiết khấu thanh toán (bên chi tiền):

Bên chiết khấu thanh toán lập chứng từ chi hoặc chứng từ khấu trừ công nợ, căn cứ vào chứng từ, ghi:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Tổng chiết khấu thanh toán phải trả

  • Có TK 131  – Phải thu của khách hàng (nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu)

  • Có các TK 111, 112: Nếu trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

5.2. Tại bên nhận chiết khấu thanh toán (bên nhận tiền):

Bên nhận chiết khấu thanh toán lập chứng từ thu hoặc chứng từ khấu trừ công nợ, căn cứ vào chứng từ, ghi:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (nếu giảm trừ công nợ)

  • Nợ các TK 111, 112: Nếu nhận tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

  • Có TK 515 –  Doanh thu hoạt động tài chính: Tổng chiết khấu thanh toán được hưởng

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật